![Giá cực sốc, vivo Y19 “đại náo” phân khúc smartphone phổ thông](https://kenh14cdn.com/zoom/110_69/2019/2019-photo-1-157258490054980244416-55-0-916-1377-crop-1572585188282-637082112221292578.jpg)
Giá cực sốc, vivo Y19 “đại náo” phân khúc smartphone phổ thông Nguồn: http://kenh14.vn
Zalo hiện là một trong những kênh giao tiếp ưa thích nhất của khách hàng Việt Nam, vì vậy nhiều doanh nghiệp mong muốn tương tác với khách hàng trên kênh này ngay tại website. Tại Subiz, chúng tôi giúp doanh nghiệp quản lý khách hàng đến từ đa kênh, trong số đó có Zalo, tất cả trên một nền tảng. Bài viết này sẽ hướng dẫn cách tích hợp Zalo vào website, dĩ nhiên là bạn có thể quản lý bằng nền tảng Subiz.
Tương tự như Facebook Messenger, Zalo sẽ tạo một cửa sổ chat trên website để khách hàng có thể nhắn tin với bạn qua đó. Nhưng để làm được điều này, trước tiên bạn cần tạo một tài khoản Official Account trước. Để đăng ký, bạn cần phải cài đặt ứng dụng Zalo và đăng ký tài khoản Zalo ( nghĩa là bạn cần phải cài đặt và đăng ký tài khoản Zalo trên điện thoại )
Bước 1: Truy cập https://oa.zalo.me/manage > Tạo Official Account mới để đăng kí tài khoản
Tại đây bạn sẽ chọn loại tài khoản cho doanh nghiệp của mình:
– Tài khoản nội dung Zalo: Thích hợp cho các trang tin tức cộng đồng với nhiều nội dung và chia sẻ thông tin.Tin nhắn hiển thị trong phần Media box và tối đa gửi 1 tin mỗi ngày tới tất cả người quan tâm.
– Cửa hàng: Phù hợp các cửa hàng kinh doanh, shop Online các lĩnh vực mẹ và bé, thời trang, mỹ phẩm, du lịch, mua sắm bán lẻ, vui chơi giải trí, dịch vụ khác… Tài khoản này cho phép tạo cửa hàng, thêm sản phẩm và chat trực tiếp với khách hàng. Ngoài ra bạn có thể gửi vào hộp thư cá nhân của khách hàng 4 tin nhắn / tháng.
– Dịch vụ khác: Dùng cho các nhãn hàng, tổ chức hay doanh nghiệp. Tính năng tương tự như loại Cửa hàng, tuy nhiên không thể tạo cửa hàng và sản phẩm.
Bước 2: Sau khi Chọn loại tài khoản > Chọn danh mục ( Tại đây Zalo cho phép bạn chọn 2 loại danh mục là Danh mục chính và Danh mục con )
Đây là bước quan trọng nhất, góp phần giúp bot tìm kiếm hiểu được lĩnh vực mà website bạn đang kinh doanh. Từ đó các công việc quảng cáo hay tiếp cận khách hàng mục tiêu cũng trở nên chính xác hơn. Cụ thể, nếu website bạn kinh doanh các sản phẩm về thời trang, bạn sẽ chọn “ cửa hàng – dịch vụ” trong danh mục chính và điền thông tin “ thời trang” vào danh mục con.
Bước 3: Nhập thông tin
Bạn cần điền đầy đủ thông tin bao gồm: Tên, thông tin giới thiệu liên hệ và mô tả cũng như thông tin người liên hệ. Việc mô tả chi tiết các thông tin sẽ giúp khách hàng hiệu rõ hơn về doanh nghiệp của bạn, khiến họ cảm thấy tin tưởng và dễ dàng liên hệ hơn.
Bước 4: Chọn ảnh bìa và ảnh đại diện cho tài khoản.
Một điểm lưu ý là bạn nên lựa chọn những hình ảnh hấp dẫn mang đậm dấu ấn thương hiệu để thu hút và tạo ấn tượng với khách hàng.
Kích thước ảnh bìa Zalo: tối thiểu 320x350px, vùng an toàn 320×180
Kích thước ảnh đại diện ( avatar ): 150x150px
Bước 5: Nhập địa chỉ
Sau khi bạn điền đầy đủ các thông tin, ảnh, địa chỉ và hoàn tất các bước đăng ký. Zalo sẽ tiến hành tự động kiểm duyệt các thông tin, nếu không có vấn đề về chính sách, tài khoản của bạn sẽ được chấp nhận nhanh chóng không quá 24h.
Bước 1: Truy cập Tài liệu -> Widget Chat tại http://developers.zalo.me/docs/social/zalo-chat-widget
– Official Account: là Account bạn tạo theo hướng dẫn phía trên
– Chọn câu chào: Đây là tin nhắn khách hàng sẽ nhận được khi ghé thăm website của bạn. Lưu ý là mỗi khách hàng sẽ chỉ nhận được một tin nhắn chào trong một ngày.
– Thời gian hiển thị cửa sổ chat (giây): là thời gian để cửa sổ chat tự động mở khi khách hàng vào website. Zalo mặc định thời gian là 0 giây – nghĩa là ngay lập tức cửa sổ sẽ được mở. Ngoài ra, bạn có thể thay đổi số giây tùy theo ý muốn, và trong một ngày với mỗi khách hàng truy cập, cửa sổ chat cũng chỉ tự động hiện lên một lần duy nhất.
Bước 2: Lấy mã > Nhúng đoạn code vào website
Sau khi click lấy mã. Một popup sẽ hiện ra, bạn sẽ copy mã nhúng và chèn vào dưới website.
Bước 4: Kiểm tra website đã cập nhật hay chưa?
Quay trở lại màn hình chính của website, thấy biểu tượng Zalo hiển thị tức là bạn đã tích hợp chat Zalo vào website thành công. Để xem và trả lời tin nhắn từ khách hàng bạn truy cập vào https://oa.Zalo.me/chatv2 hoặc tải app Zalo OA Admin tại các cửa hàng ứng dụng như Google Play hoặc App Store nhé.
Bài viết liên quan:
- Cách tích hợp Facebook Messenger vào website
- Hệ thống chăm sóc khách hàng Ticket
- Subiz App Mobile 2.0 – Bản Cập Nhật Mới Dành Cho Di Động
The post Tích hợp Zalo chat lên website appeared first on Subiz Blog.
Phần mềm quản lý Fanpage đã trở thành trợ thủ đắc lực cho các chủ shop online, nhất là những khi khách dồn dập comment, inbox. Thậm chí nhiều shop thậm chí còn chọn vài phần mềm cùng quản lý một lúc để đề phòng phần mềm này lỗi, phần mềm khác thế chân. Dưới đây là review một số phần mềm phổ biến nhất hiện nay.
1, Phần mềm Pancake
Các tính năng chính của phần mềm quản lý fanpage Pancake bao gồm:
– Ẩn bình luận, tin nhắn, tự động like, reply comment, tự động inbox.
– Kết nối nhiều fanpage Facebook bán hàng (tuy nhiên, gói thấp nhất của Pancake chỉ có thể quản lý 1 fanpage)
– Quản lý hàng tồn kho, đơn hàng, đơn vị vận chuyển
– Phần mềm không quản lý được khách hàng trên website, landing page và email.
Pancake bổ sung nhiều tính năng nhưng lại bị đánh giá là khó dùng và thường xuyên gặp lỗi. Để quản lý 50 fanpage trong 6 tháng, mức giá là 10.170.000. Trường hợp 50 fanpage trở lên thì pancake hiện không có gói support trên trang. Do đó những doanh nghiệp cần nhiều site hoặc page vệ tinh thì cần cân nhắc khá nhiều khi chọn Pancake.
2, Phần mềm Vpage
Tương tự Pancake, phần mềm Vpage ( Chốt sales) có các tính năng cơ bản nhưng thiên về quy trình sau bán hàng cho dù chưa thể chuyên nghiệp bằng các ông lớn trong mảng này.
Điểm yếu lớn nhất của Vpage là không tích hợp được với website, landing page hay email. Mức phí tính theo số lượng fanpage cũng là điểm trừ. Phí quản lý 50 fanpage là 15.300.000đ cho 6 tháng. Những doanh nghiệp cần nhiều site hoặc page vệ tinh cần cân nhắc ở mức giá khi dùng Vpage.
3, Phần mềm Smax.in
Phần mềm Smax.in miễn phí và có các chức năng: Quản lý inbox,comment tự động ẩn comment, tự động inbox.
Tuy nhiên phần mềm cần cài đặt khá phức tạp, không quản lý được quá nhiều fanpage. Các gói cước có thể bị hết hạn đột ngột cần phải email nhờ admin viết lại, phiên bản mobile hay gặp lỗi. Ngay cả ứng dụng trên máy tính cũng thường xuyên lỗi hoặc chập chờn, tốc độ xử lý chậm. Đây có thể là điểm trừ với những nhà bán lẻ không thành thạo kĩ thuật và cần yêu cầu tốc độ.
4, Công cụ quản lý fanpage của Subiz
Subiz là công cụ chuyên biệt dành cho tương tác và bán hàng qua hội thoại đa kênh. Trên dashboard Subiz, Facebook Comment và Facebook Messenger được tổ chức như một kênh bên cạnh các kênh Website và Email, có đầy đủ bộ tính năng thiết yếu.
– Tích hợp đa kênh website, landing page, fanpage, email về một nơi, giúp theo dõi khách hàng trên đa kênh trọn vẹn. Không tính phí dựa trên số lượng fanpage, landing page, website.
– Quản lý hội thoại thông minh: ẩn comment, tự động like, reply, inbox, phân chia công việc tránh trùng lặp, thư viện câu trả lời mẫu. Báo cáo tương tác, chất lượng hội thoại, chất lượng làm việc của nhân viên tư vấn.
– Tốc độ cực nhanh trên cả bản Desktop lẫn Mobile.
– Trích xuất dữ liệu khách hàng vào Google Sheet, theo dõi chuyển đổi qua Google Analytics và Facebook Pixel như 1 CRM toàn diện.
– Một số tính năng nổi bật khác là tích hợp email tự động chăm sóc khách hàng, gắn tag tạo ticket theo dõi vấn đề của khách và tạo cửa sổ chào hấp dẫn kích thích bán hàng cho các doanh nghiệp dùng website/ landing page.
Subiz có 2 gói: Miễn phí và trả phí. Điểm đăc biệt là khách hàng được tích hợp không giới hạn số lượng fanpage, website (có thể lên tới hàng ngàn trang) ở cả 2 phiên bản. Phí của Subiz rơi vào khoảng 1.490.000/ 6 tháng/ 1 tư vấn viên cho đầy đủ mọi chức năng. Do tính linh động cao nên Subiz rất phù hợp với những ai kinh doanh online có từ 1 fanpage, 1 landing page cho tới hàng trăm, ngàn fanpage, website.
Nhìn chung, tiêu chí để chọn lựa một phần mềm quản lý fanpage vẫn là những điều cơ bản:
– Tích hợp được nhiều fanpage, thậm chí cả landing page và email.
– Quản lý không giới hạn số lượng comment, inbox.
– Tốc độ cao, phần mềm chạy ổn định, ít lỗi
– Tiện lợi trên di động.
– Hỗ trợ, tư vấn nhiệt tình
– Mức giá phù hợp
Thông thường, các doanh nghiệp chọn dùng thử khoảng 30 ngày để trải nghiệm, so sánh và chọn ra phần mềm phù hợp với nhu cầu. Sau đó có thể lựa chọn phương án miễn phí và trả phí.
The post Review top 4 phần mềm quản lý fanpage facebook phổ biến nhất appeared first on Subiz Blog.
Hoá ra, một số "quy tắc" đặt password không hề có tác dụng, theo các nhà nghiên cứu. Hiểu lầm tai hại khi đặt password, bạn đừng ...