Nếu xem trang fanpage của bạn là một cửa hàng online thì công cụ quản lý fanpage chẳng khác nào một trợ lý bán hàng đắc lực. Chính vì vậy, chọn được phần mềm quản lý Fanpage ưng ý cũng quan trọng như khâu tuyển dụng nhân sự trong doanh nghiệp. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ những tính năng thiết yếu của một phần mềm quản lý fanpage hiệu quả, hay nói cách khác, một trợ lý ảo hữu ích cho doanh nghiệp của bạn.
Quản lý theo đúng nghĩa
Một phần mềm quản lý Fanpage trước tiên phải có khả năng quản trị thật sự mạnh mẽ. Nghĩa là:
- Có thể quản lý tập trung hàng trăm trang fanpage
- Không giới hạn số lượng tin nhắn, bình luận
- Tất cả chỉ trên 01 cửa sổ duy nhất, với tốc độ hiển thị tính bằng phần trăm giây.
- Tích hợp luôn các trang khác của doanh nghiệp nếu có ( như landing page, website)
Như vậy, bạn hoặc đội nhóm có thể bình luận, tương tác được trên hàng chục, hàng trăm trang mà không mất thời gian chuyển từ tab này qua tab khác. Việc quản lý tất cả các page cùng một lúc, tại cùng một giao diện giúp bạn không bao giờ bỏ sót hay nhầm lẫn khách, tiết kiệm triệt để thời gian và công sức.
Những tính năng thiết yếu
– Chức năng ẩn comment: Sẽ vô cùng đáng tiếc nếu bạn đã lôi kéo được khách hàng quan tâm, theo dõi livestream và để lại bình luận tại Fanpage, nhưng lại không kịp trả lời họ. Đó là lý do bạn cần dùng phần mềm fanpage có chức năng ẩn mọi comment chứa thông tin quan trọng như số điện thoại, email, địa chỉ, đề phòng đối thủ nẫng tay trên khách hàng của bạn.
– Chức năng auto like, auto reply comment: Nhờ có phần mềm, khi khách hàng vừa để lại bình luận, fanpage sẽ tự động bấm “thích” và cám ơn bình luận đó. Dù bạn có mặt trực chat hay không, khách hàng vẫn cảm thấy ấm áp khi luôn được quan tâm. Và quan trọng nhất, khi bạn nhận được quá nhiều comment, trang Fanpage cũng không bị lag hoặc ẩn bớt notifications. Phần mềm quản lý fanpage giúp bạn tương tác ngay lập tức, tiết kiệm thời gian và không bao giờ bỏ lỡ khách hàng.
– Chức năng gộp dữ liệu trên nhiều fanpage, landing page: Dữ liệu khách hàng bao gồm thông tin cơ bản và lịch sử những lần trò chuyện, mua hàng. Việc đồng bộ dữ liệu này trên tất cả các trang fanpage và landingpage sẽ giúp bạn có thể nhận dạng đối thủ trà trộn và chặn đứng những vị khách không mời. Ngoài ra, dựa trên lịch sử trò chuyện bạn cũng có thể nhanh chóng xác định thói quen và sở thích mua hàng của những thượng đế đích thực để dễ dàng chăm sóc.
– Chức năng phân chia công việc: Một ngày nào đó, lượng khách bỗng tăng đột biến. Phần mềm quản lý fanpage sẽ giúp bạn chuẩn bị thật tốt dịp đặc biệt này qua luật phân chia luồng công việc. Tính năng này sẽ loại bỏ tình trạng trùng khách, sót khách, giúp người quản lý dễ dàng tham gia hỗ trợ cùng lúc.
– Tích hợp email: Nếu phần mềm quản lý fanpage tích hợp với cả chức năng email thì quá tuyệt vời! Chỉ một email cảm ơn hay xác nhận đơn hàng đươc gửi ngay sau khi kết thúc cuộc chat sẽ tạo dựng ấn tượng về cửa hàng chuyên nghiệp hơn hẳn. Dĩ nhiên, email này được cài đặt chế độ tự động, bạn không hề mất thêm 01 giây nào để làm đẹp thêm hình ảnh của mình!
– Chủ động hỏi thăm khách hàng: Một cửa hàng cần những nhân viên bán hàng niềm nở. Trang Fanpage cần những lời chào ấm áp tới khách hàng có ý định quan tâm. Đó là lí do mà bạn cần tới một phần mềm có tính năng gửi lời chào tự động qua inbox. Chỉ cần khách hàng ấn nút “like” hoặc để lại bình luận trên fanpage, phần mềm sẽ chủ động gửi tin nhắn hỏi thăm nhu cầu của khách tại messenger. Tập trung vào khách hàng, chắc chắn nỗ lực tăng doanh số của bạn sẽ được đền đáp.
Kết luận
Chọn lựa một phần mềm quản lý fanpage như ý quả thật không mấy dễ dàng. Nhiều trường hợp, doanh nghiệp trao gửi niềm tin vào 1 công cụ nhiều lỗi, thì việc sử dụng phần mềm vô tình lại ảnh hưởng tới điểm chất lượng fanpage, gây khó khăn cho việc quảng cáo và đánh mất khách hàng. Thử tưởng tượng, nếu vị trợ lý ảo này thi thoảng lại chập chờn, gặp lỗi do đứt cáp, máy chủ chậm… thì việc khách rời cửa hàng là chuyện “một sớm một chiều”. Trường hợp tệ hơn, nếu phần mềm đột nhiên tạm ngừng hoạt động do đơn vị cung cấp thay đổi chiến lược kinh doanh, mọi dữ liệu đã cung cấp sẽ đi về đâu là bài toán không dễ giải.
Vì vậy các doanh nghiệp hiện nay thường chọn cách dùng thử phần mềm khoảng 30 ngày để trải nghiệm. Quãng thời gian ít hơn là không đủ để sản phẩm bộc lộ tất cả các lỗi trong quá trình sử dụng. Trong số hàng loạt các công cụ quản lý fanpage, phần mềm nào được phát triển dựa trên nền tảng tương tác khách hàng với độ ổn định cao, ví dụ như Subiz, sẽ là lựa chọn đáng chú ý. Hãy thử để tìm ra phương án phù hợp và an tâm nhất cho doanh nghiệp của bạn.
The post Phần mềm quản lý Fanpage Facebook phải có tính năng gì? appeared first on Subiz Blog.
Phần mềm quản lý Fanpage Facebook phải có tính năng gì? Nguồn: https://subiz.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét