![Tiền nhiều mùa dịch để làm gì: Facebook chi nóng 100 triệu USD hỗ trợ khó khăn, ngành báo chí gặp số hưởng nhất](https://kenh14cdn.com/zoom/110_69/2020/3/31/photo-1-15856410472751474897149-crop-15856411899691006339874.jpg)
Tiền nhiều mùa dịch để làm gì: Facebook chi nóng 100 triệu USD hỗ trợ khó khăn, ngành báo chí gặp số hưởng nhất Nguồn: http://kenh14.vn
Dịch Covid 19 mang đến nhiều lo lắng cho các doanh nghiệp. Cùng với quy định cách ly xã hội, việc chuyển toàn bộ giao tiếp với khách hàng và giao tiếp với đồng nghiệp lên nền tảng online đã trở thành lựa chọn tất yếu. Đây những gợi ý để làm việc và giao tiếp với khách hàng hiệu quả trong mùa dịch từ A-Z
1, Cập nhật mới về thông tin của công ty như Giờ làm việc, Hình thức ship hàng trên website. Bạn có thể chủ động nhắc khách hàng chú ý đến thông tin này bằng cách sử dụng pop up trên website hoặc tin nhắn automation trên cửa sổ chat.
2, Thêm link dẫn về các thông báo chính thức của công ty trong thời kì dịch hoặc đường dẫn về Facebook, Zalo, Group , fanpage của công ty ở dưới đuôi email. Khách hàng sẽ cảm thấy yên tâm rằng doanh nghiệp của bạn vẫn an toàn và thích ứng tốt với tình hình mới.
3, Update thường xuyên các tài liệu, các câu trả lời và chuẩn bị sẵn kịch bản tình huống. Trong thời kì dịch bệnh, mọi người có xu hướng online nhiều hơn, nhưng nhân viên tư vấn lại giảm giờ làm. Vì vậy bạn cần chuẩn bị những các tư liệu cập nhật chính xác cách mua hàng, hướng dẫn sản phẩm… để khách hàng dễ dàng tìm được thứ họ cần. Ở những thông tin quan trọng, bạn có thể cung cấp thêm giải pháp tư vấn bằng cách gắn Pop up khi khách click.
4, Giảm stress cho nhân viên hỗ trợ khách hàng bởi việc hỗ trợ từ xa trong hoàn cảnh dịch bệnh là nhiệm vụ khó khăn:
Giữ cho tinh thần tích cực: Làm việc từ xa rất dễ gây nản lòng, trong khi đó tinh thần hứng khởi của Sales Teams lại là chìa khoá tạo nên trải nghiệm khách hàng hạnh phúc. Vì vậy những quy tắc để giữ tinh thần làm việc hăng say cho đội ngũ chăm sóc khách hàng là rất cần thiết:
+/ Điểm danh buổi sáng thông qua Slack, chia sẻ hình ảnh góc làm việc tại nhà vào buổi trưa, cùng bật lap giải lao tập thể dục 5p vào buổi chiều…
+/ Tạo ra các challenge ví dụ như push up, typing challenge, chia sẻ list nhạc giúp lam việc tâp trung hơn. Việc nhìn thấy mặt nhau và cùng thi thử thách khiến mọi người cảm thấy gắn kết hơn với công sở.
+/ Sử dụng ngôn ngữ tích cực: Tránh dùng icon không rõ cảm xúc, những mẫu câu cụt lủn, dấu ba chấm, thay vào đó nên sử dụng từ ngữ rõ ràng, mang nghĩa khẳng định. Ví dụ: Chắc chắn có! thay vì Có…
Sử dụng công nghệ để hỗ trợ như họp online bằng Google Hangout, Meet, Microsoft Teams, Zoom ( Teams hiện đang miễn phí dù doanh nghiệp có dùng Office 365 hay không). Công cụ làm việc và quản trị dự án bằng Slack, Asana, Trello…
Luân phiên các ca trực chăm sóc khách hàng dễ dàng bằng công cụ chăm sóc khách hàng. Ví dụ như luật phân chia công việc của Subiz giúp các nhân viên khác ca trực vẫn dễ dàng theo dõi chăm sóc khách hàng xuyên suốt.
Tạo một thư viện trả lời về các dịch vụ cơ bản trong thời kì Covid như: Thời gian làm viêc trong mùa dịch, Chính sách ship hàng trong mùa dịch. Lưu ý rằng nhớ đặt tên riêng cho những mẫu này với đuôi Covid, để khi dịch đi qua bạn dễ dàng nhận dạng và xoá đi. Tin nhắn mâũ không nên lưuu thành câu dài mà nên lưu thành từng đoạn ngắn theo logic để đội support dễ dàng lắp ghép. Chú ý cập nhật tag, phím tắt để đội ngũ chăm sóc khách hàng trả lời nhanh chóng và thuận tiện trong tình hình dịch bệnh.
> Xem thêm: Trả lời khách hàng nhanh hơn cùng Subiz
Điều cuối cùng là dũng cảm chia sẻ và thay đổi: Dịch bệnh tới là điều không ai mong muốn. Khi đối diện với nó, nhà quản lý cần xoá bỏ trước tiên là tâm lý hoang mang, nghi ngờ, sợ trách nghiệm trong đội ngũ. Nếu chia sẻ thẳng thắn về tình hình công ty, cởi mở để mọi người cùng tham gia về giải pháp ứng phó, nhân viên tin tưởng, hào hứng vào kế hoạch chung, thì chắc chắn khách hàng sẽ cảm nhận được không khí tích cực đó.
The post Giao tiếp với khách hàng trong thời kì cách ly xã hội appeared first on Subiz Blog.
Hoá ra, một số "quy tắc" đặt password không hề có tác dụng, theo các nhà nghiên cứu. Hiểu lầm tai hại khi đặt password, bạn đừng ...